Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ đề bù đắp các chi phí đầu tư. Việc phân tích điểm hòa vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược để đạt được, doanh thu hòa vốn trong thời gian hòa vốn nhất định. Sau đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh khác.
Có 3 loại điểm hòa vốn:
1. Điểm hòa vốn lý thuyết: được xác định như sau: trong lý thuyết ta xem hàm doanh thu và hàm chi phí là 2 đường thẳng y1=ax và y2=a’x+b.
Trong đó:
- a: Giá bán bình quân của 1 đơn vị sản phẩm;
- x: số lượng sản phẩm bán ra;
- a’: chi phí biến đổi bình quân cho 01 sản phẩm;
- b: chi phí cố định bình quân cho 01 sản phẩm;
- Nếu x’>x: Doanh nghiệp có lãi;
- Nếu x’=x: Doanh nghiệp hòa vốn;
- Nếu x’> x: Doanh nghiệp thua lỗ.
2. Điểm hòa vốn tiền tệ: được xác định tại mức mà doanh nghiệp có tiền để trả nợ vay cho dự án. Khi đó hàm chi phí y2 phải được viết lại là y2=a’x+b’.
Trong đó: b’ chính bằng chi phí cố định bình quân tính cho 01 sản phẩm trừ đi chi phí khấu hao và chi phí thành lập doanh nghiệp (chi phí ban đầu) (b’ = b-B).
3. Điểm hòa vốn trả nợ: được xác định tại mức mà doanh nghiệp có tiền để trả nợ và trả thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy ta có trong hàm chi phí y2 yếu tố b’ phải được tính thêm trả nợ và trả thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể y2=a’x+b’’. Trong đó: b’’=b-B+Trả nợ+Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lý thuyết nhìn có vẽ rối rắm nên để dễ hiểu ta giải quyết ví dụ sau Tại một dự án, trong 1 năm có được các thông số sau:
- Tổng sản lượng : 100 tấn
- Tổng doanh thu: 50 triệu USD
- Tổng chi phí cố định: 5 triệu USD
- Tổng chi phí biến đổi: 10 triệu USD
- Khấu hao hàng năm: 1 triệu USD
- Nợ vay phải trả trong năm: 5 triệu USD
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 0.5 triệu USD
No comments:
Post a Comment