Breaking News
Đây là kênh blogspot chính thức của Diễn đàn Kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn có thể xem chi tiết các bài viết và khám phá thêm những thông tin hữu ích ở đây: KTXD.NET

Thursday, May 29, 2014

Phương pháp PERT: Quản lý thời gian và tiến độ dự án

Phương pháp PERT: Quản lý thời gian và tiến độ dự án

Kỹ thuật đánh giá và kiểm soát chương trình (PERT) là một trong những kỹ thuật cơ bản được sử dụng để quản lý tiến độ dự án.
Kỹ thuật PERT bao gồm các bước sau:

  1. Xác định các công việc trong dự án: Việc xác định đầy đủ các công việc cần thực hiện trong dự án là hết sức quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch được liên tục;
  2. Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện của các công việc: Tương tự như bước 1 thì việc xác định mối quan hệ, trình tự các công việc là hết sức quan trọng trong việc phát thảo một kế hoạch liên tục, đảm bảo tính hiệu quả;
  3. Phác thảo sơ đồ mạng: Với 2 thông tin thu được ở bước 1 và 2, ta có thể phác thảo được một sơ đồ mạng như yêu cầu. Cụ thể mỗi công việc sẽ được để trong một nút và mỗi mũi tên sẽ đại diện cho mối quan hệ giữa 2 công việc;
  4. Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc cụ thể: Ta giả sử 3 trường hợp: thời gian trong trường hợp lạc quan nhất (optimistic time) là O (thời gian cực tiểu), thời gian trong trường hợp bi quan nhất (pessimistic time) là P (thời gian cực đại), và thời gian trong điều kiện bình thường (most likely time) là M. Theo quy luật phân phối thì giá trị trung bình của từng công việc được tính như sau: T= (O+4M+P)/6;
  5. Tính toán thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện;
  6. Xác định đường găng cho dự án.

Như vậy ta có thể thấy rằng PERT về cơ bản đó cũng là một phương pháp thể hiện mạng công việc.

Mục tiêu chính của sơ đồ mạng PERT là đưa ra những quyết định dễ dàng và chính xác đồng thời giúp giảm thời gian và chi phí để hoàn thành một công việc.

Khi xây dựng sơ đồ mạng, chúng ta cần phải chú ý đến các tình huống như: khi sử dụng biến giả thì cần phải hết sức lưu ý; hoặc các mũi tên đánh dấu sự kiện chỉ đi một chiều từ trái qua phải, không được đi ngược lại; hoặc việc không để giao cắt giữa các sự kiện quá nhiều; hoặc trong 1 sơ đồ mạng chỉ có 1 điểm đầu và 1 điểm cuối.

Ưu điểm của PERT là:


  1. Khi sử dụng PERT sẽ bắt buộc các quản trị viên luôn lập kế hoạch thực hiện.
  2. Tạo điều kiện cho các quản trị viên tìm ra các khâu trọng yếu cầu phải tác động trong suốt quá trình thực hiện.
  3. Thông qua sơ đồ PERT chúng ta có thể xác định dễ dàng những yếu tố phụ thuộc cần tác động vào những thời điểm thích hợp để hoàn thành kế hoạch một cách nhanh chóng.
  4. Theo dõi diễn biến của quá trình thực hiện dự án
  5. Xác định đường tới hạn và lựa chọn con đường thích hợp nhất.

Nhược điểm:

  1. Sơ đồ PERT chỉ phản ánh chủ yếu về tiến độ thực hiện dự án chứ chưa phản ánh chi phí cần thiết để thực hiện dự án, từ đó có thể thấy rằng phương pháp này chỉ có tác dụng lớn trong việc kiểm soát tiến độ, thời gian thực hiện và bỏ qua yếu tố chi phí.

No comments:

Post a Comment

Designed By